Hôm nay Sửa web 24h Hướng dẫn sửa lỗi wordpress thường gặp cho các web bán hàng, web tin tức, giới thiệu công ty chạy bằng wordpress.
Lưu ý : các bạn cần phải có thông tin admin để truy cập vào admin wordpress và hosting để chỉnh sửa code hoặc Database của website nha ( Nếu chưa có liên hệ bên thiết kế web cho bạn để lấy thông tin này về ). Nào bắt đầu thôi….
1. Lỗi bị mất trắng trang web
Vấn đề này còn được gọi là “White Screen of Death” hay “màn hình trắng chết chóc” bởi vì khi xảy ra lỗi, bạn sẽ thấy một màn hình trắng điển hình. Đây là một trong những lỗi WordPress khó giải quyết nhất.
Các bạn truy cập vào trang web thì báo 1 màn hình trắng xóa hiện lên, truy cập qua wp-admin thì web hiện thông báo web đã gặp lỗi nghiêm trọng
Đấy nếu bạn đang bị như vậy thì Truy cập qua bài viết riêng về lỗi này vì nó khá là dài dòng phức tạp nhé mình viết riêng 1 bài cho dễ đọc, không hiểu gì thì liên hệ kỹ thuật tụi mình giải quyết.
2. Lỗi Internal Server Error
Lỗi Internal Server Error thường do xung đột phần mềm, phần mềm xảy ra sự cố hoặc gián đoạn trong các dịch vụ server. Sự cố này thường xảy ra khi server không thể thực thi phần mềm hoặc không thể kết nối với một dịch vụ server như PHP hoặc Apache. Hãy thử một số giải pháp bên dưới.
3.Lỗi cập nhật server
Nếu bạn không thực hiện bất kỳ thay đổi nào trên trang web của mình và đột nhiên gặp phải vấn đề này thì đây có thể do một số thay đổi nội bộ trong web server (chẳng hạn như cập nhật server hoặc phiên bản PHP, cập nhật plugin tự động dẫn đến xung đột, v.v…). Trong trường hợp này, hãy liên hệ với web host của bạn và yêu cầu họ xem xét server của bạn.
4.Lỗi Permalink (đường dẫn tĩnh)
Nếu lỗi này xuất hiện sau khi bạn thực hiện thay đổi cấu trúc permalink trên trang web, hãy thực hiện theo các bước dưới đây để khắc phục vấn đề.
Bước 1. Mở trình quản lý file trong cPanel.
Bước 2. Click vào “Settings”.
Bước 3. Đánh dấu vào hộp bên cạnh “Show Hidden Files”.
Tìm file “.htaccess” và đổi tên thành “.htaccess_old.”
Hãy thử tải lại trang web của bạn. Nếu nó không hoạt động, bạn phải thiết lập lại permalink trong WordPress Dashboard. Thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1. Truy cập WordPress Dashboard, mở Settings và điều hướng đến “Permalinks”.
Bước 2. Cuộn xuống cuối trang và click vào “Save”. Thao tác này sẽ tạo file “.htaccess” trên trang web của bạn.
5. Lỗi plugin/theme
Đôi khi có thể vấn đề xảy ra do một plugin làm rối cơ sở dữ liệu. Để giải quyết vấn đề này, truy cập WordPress Dashboard và tắt tất cả các plugin. (Nếu bạn không thể truy cập WordPress Dashboard, đổi tên thư mục plugins thành plugins.old và tạo một thư mục plugins trống mới). Sau đó tải lại trang web của bạn. Nếu thấy có thể online trở lại, kích hoạt lại các plugin đã cài đặt từng cái một, kiểm tra trang web của bạn sau khi kích hoạt từng plugin cho đến khi bạn tìm thấy thủ phạm.
Ngoài ra, lỗi này có thể do cập nhật theme. Hãy chuyển về theme WordPress mặc định và tải lại trang. Nếu vấn đề được khắc phục, có nghĩa là theme chính là nguyên nhân.
6. Lỗi bộ nhớ PHP
Nếu những cách trên không giải quyết được vấn đề, có thể do lỗi bộ nhớ PHP. Khắc phục lỗi này bằng cách tăng giới hạn bộ nhớ tối đa của file wp-config.php, và đây là cách thực hiện.
Bước 1. Vào cPanel và click vào File Manager.
Bước 2. Mở thư mục “public_html” và cuộn cho đến khi tìm thấy một file có tên “wp-config.php.”
Bước 3. Click chuột phải và chọn “Edit”. Cuộn xuống trang cho đến khi bạn tìm thấy văn bản, “That’s all, stop editing. Happy blogging”, thêm code này ở trên nó:
define('WP_MEMORY_LIMIT', '256M');
Bước 4. Click vào “Save changes” và đóng file.
7. Lỗi thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu
Vấn đề này xảy ra khi WordPress không thể kết nối với cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu của bạn chứa tất cả phương tiện và nội dung mà bạn hiển thị trên trang web của mình, vì vậy khi điều này xảy ra, trang web của bạn sẽ ngoại tuyến.
8. Khởi động lại MySQL server
Trong cPanel, hãy tìm kiếm các tùy chọn để khởi động lại các dịch vụ của server và khởi động lại MySQL server. Bây giờ hãy kiểm tra kết nối trang web của bạn. Nếu sự cố vẫn tiếp diễn, hãy thực hiện các biện pháp tiếp theo.
9. Kiểm tra xem server cơ sở dữ liệu
Nếu sau khi khởi động lại server cơ sở dữ liệu, bạn vẫn không thể kết nối với nó, có thể do server cơ sở dữ liệu bị hỏng. Để xác minh điều này, hãy mở phpMyAdmin từ cPanel hoặc bất kỳ trình quản lý cơ sở dữ liệu nào khác và xem liệu nó có thể kết nối với cơ sở dữ liệu hay không. Nếu bạn không thể đăng nhập, hoặc không có bảng cơ sở dữ liệu nào hiển thị, rất có thể máy chủ MySQL bị lỗi (và khởi động lại không có tác dụng). Liên hệ với web host của bạn ngay lập tức.
10. Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu
Nếu server cơ sở dữ liệu hoạt động tốt, tiếp theo bạn phải kiểm tra xem các bảng WordPress của bạn có còn hay không. Có thể bạn đã vô tình xóa các bảng cơ sở dữ liệu hoặc một script bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại đã xóa nó.
Bước 1. Mở phpMyAdmin từ cPanel và tìm kiếm các bảng cơ sở dữ liệu WordPress.
Bước 2. Nếu thấy bảng cơ sở dữ liệu, hãy kiểm tra tất cả chúng và chọn “Repair Tables“.
Liên hệ với chúng tôi:
Liên hệ ngayDịch vụ sửa web uy tín.
✅ Dịch vụ thế kế web siêu tốc | ⭐ Giá rẻ |
✅ Dịch vụ làm web | ⭐ Nhanh chóng |
✅ Dịch vụ chỉnh sửa web | ⭐ Uy Tín |
✅ Dịch vụ hỗ trợ theo yêu cầu | ⭐ Chất lượng |
✅ Nâng cấp trang web | ⭐Đội ngũ code sáng tạo |
✅ Dịch vụ viết bài SEO | ⭐ Chuyên sâu theo từng ngành |
ok rất hay